HOME STATION | LÀM BRAND Ở HOME - CHUYỆN CHƯA KỂ

Chào chị Uyên, chào mừng chị đến với Home Station. Chị giới thiệu một chút về bản thân nhé!

💬 Chị là Uyên, hiện tại chị đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng Tiếp thị Sản phẩm & Thương hiệu. Tính đến nay, chị đã gia nhập Home được hơn 3 năm rồi.

 

Là người phụ trách hình ảnh & định vị của thương hiệu và các sản phẩm tại Home trong suốt 03 năm qua, với chị đây là một hành trình như thế nào?

💬 Khi làm việc trong ngành Tài chính Tiêu dùng, thách thức lớn nhất mà mỗi người cần đối mặt đó chính là có nhiều nhận định chưa hoàn toàn đúng về ngành. Đây cũng chính là điều mà chị nghĩ có khá nhiều bạn băn khoăn về việc gia nhập Home. Tuy nhiên, với chị, việc thay đổi nhận thức về một ngành cụ thể không chỉ là công việc của bộ phận Marketing thuộc bất kỳ công ty nào, mà đó còn là bài toán của doanh nghiệp đó nói riêng và toàn ngành nói chung. Và việc thay đổi nhận thức này cần ít nhất 8 – 10 năm để cho thấy được thành quả nhất định. Do đó khi gia nhập Home, chị không đặt cho mình mục tiêu là phải thay đổi điều đó mà mục tiêu công việc của chị chính là giúp mọi người hiểu đúng về Home.

Nhìn lại hành trình 03 năm của chị ở Home, chị thấy Home chuyển mình rất nhiều. Khi chị làm self-reflection (tự phản ánh), sự chuyển mình của chị và team chị đi cùng với sự chuyển mình của Home; và mọi thứ hoàn toàn khác so với thời điểm chị mới vào Home. Bản thân chị cảm thấy rất tự hào khi ngày càng có nhiều người bạn liên hệ với chị để trao đổi về cơ hội nghề nghiệp tại Home hoặc giới thiệu những profile “khủng” cho các vị trí đang mở tuyển. Chị nghĩ ở thời điểm hiện tại, Home chính là một nơi mà rất nhiều người mong muốn được làm việc, là nơi mọi người cảm thấy tự hào khi thuộc về, và chị chính là một người đang cảm thấy như vậy.

 

Chị Uyên có thể chia sẻ thêm về sự chuyển mình của Home về mặt định vị thương hiệu trong 03 năm qua không?

💬 Định vị thương hiệu & hình ảnh của Home luôn gắn liền với chiến lược kinh doanh ở thời điểm tương ứng. 3 năm trước, Home chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng ở vùng nông thôn, do đó hình ảnh của Home cũng được xây dựng tương ứng với đối tượng này. Tuy nhiên, kết quả của khảo sát toàn diện đã phản ánh rằng: dịch vụ và sản phẩm của Home phục vụ cho nhiều phân khúc khách hàng hơn. Từ đó, trong chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu, Home quyết định mở rộng phạm vi khách hàng.

Về mặt hình ảnh, team cũng cần thay đổi cách tiếp cận và thực hiện tái định vị hình ảnh (brand refresh) hướng tới sự trẻ trung hơn, phù hợp với thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng. May mắn là ở thời điểm đó, team nhận được sự hỗ trợ và đồng hành từ Ban Lãnh đạo và toàn thể nhân viên nên việc làm mới hình ảnh thương hiệu (brand refresh) cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Đặc biệt từ năm 2021, Home tập trung vào việc chuyển đổi số, có thêm nhiều đổi mới sáng tạo về mặt công nghệ trong dịch vụ & sản phẩm. Do đó từ năm 2022, hình ảnh thương hiệu cũng được cập nhật để phù hợp hơn với chiến lược của công ty.

 

Hơn một năm qua, Home gắn liền với một Brand Promise (Lời hứa thương hiệu) mới “Tài chính số toàn diện”, chị có thể chia sẻ thêm về quá trình xây dựng và phát triển nó được không?

💬 Ý tưởng “Tài chính số toàn diện” được hình thành sau một quá trình dài và được quyết định hoàn toàn dựa trên định hướng của công ty và ý kiến của khách hàng. Team đã có rất nhiều buổi brainstorm để liệt kê ra những cái mà Home có, cái thị trường có và cái mà khách hàng cần, điểm giao của 03 cái này chính là Brand Promise mà team đưa ra. Với tinh thần Customer Obsession (Tất cả vì khách hàng), team đã thực hiện rất nhiều khảo sát chuyên sâu để thực sự hiểu được khách hàng đang cần gì và muốn gì. Ở thời điểm đó, khách hàng phản hồi rằng cụm từ “tài chính số” rất hay, rất dễ hiểu. Bên cạnh đó, khách hàng còn mong muốn tiếp cận tất cả các dịch vụ ở cùng một “chỗ”, ở mọi lúc, mọi nơi; thì nó gắn với cụm “toàn diện”. “Tài chính số toàn diện” ra đời từ đó – từ một hành trình luôn hướng tới khách hàng.

Chị nghĩ, làm brand ở Home hay ở đâu cũng sẽ có một điểm chung là cần lấy khách hàng làm trọng tâm. Không có một hoạt động nào mà team chị không đối chiếu với mong muốn và nhu cầu

 

Là người có đa dạng trải nghiệm ở cả môi trường agency lẫn môi trường client, với chị Uyên, làm Brand ở Home khác như thế nào khi làm Brand ở các công ty/ ngành khác?

💬 Công việc nào cũng sẽ có những thú vị và khó khăn nhất định nhưng với chị, làm Brand cho một công ty đa quốc gia thuộc các ngành hàng như FMCG, Ngân hàng, Bán lẻ, … dù là ở góc độ client hay agency thì đều là một công việc mà chị cho là khá “fancy” (hào nhoáng). “Fancy” ở đây không có nghĩa là không gặp phải thách thức (challenge) nhưng cơ bản, bạn sẽ được làm những công việc với những tên gọi rất “xinh đẹp”: xây dựng Brand Identity, Brand Image, … làm việc cùng Brand Ambassador, trở thành Creative Director trên set,….  Làm Brand ở Home cũng có những công việc tương tự nhưng đồng thời đó cũng là những trải nghiệm rất khác biệt.

Như chị có đề cập trước đó, vì Home thuộc về một ngành có nhiều nhận định chưa đúng nên mọi câu chuyện mà mình truyền tải cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và tinh tế hơn trong từng thời điểm. Làm Brand ở Home, bạn sẽ cần vận dụng tối đa kỹ năng Brand Management của mình; đôi khi bạn sẽ cần phải chấp nhận ở backstage một chút để brand mình đang làm được tỏa sáng ở nơi phù hợp nhất theo cách phù hợp nhất; điều đó cũng đòi hỏi bạn có độ nhạy cảm nhất định trong quá trình làm việc.

Với riêng chị, làm Bbrand ở Home là một công việc phù hợp và là một trải nghiệm đáng để thử.

 

Vậy một mảnh ghép như thế nào sẽ phù hợp với Brand Team tại Home?

💬 Brand Team ở Home sẵn sàng chào đón tất cả các cá nhân gia nhập, cho dù bạn có xuất phát điểm, phong cách, … như thế nào; và đó cũng chính là tinh thần của Home. Tuy nhiên sẽ có một số yếu tố tiên quyết như: Bạn phải là một người luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, một người sẵn sàng “đào sâu” vào việc làm thế nào để giữ được sức khỏe thương hiệu của brand, một người linh hoạt xử lý mọi tình huống, mọi sự thay đổi trong một thời gian ngắn. Và nếu đó là một người sẵn sàng học hỏi từ trải nghiệm làm brand ở một doanh nghiệp tài chính số như Home, một trải nghiệm làm brand không hào nhoáng như thị trường ngoài kia, thì đây chính là công việc dành cho bạn.

 

Nói về Brand Team, với chị, đó là một tập thể như thế nào?

💬 Đối với chị, đó là một “dream team”. Phong cách lãnh đạo của chị đi cùng với một phẩm chất lãnh đạo của Home Credit DNA, đó chính là: People Centricity (Lấy con người làm trọng tâm). Chị luôn tin rằng, khi đi làm, thứ mà mình nuôi dưỡng không chỉ là những giá trị về công việc mà còn là những giá trị về con người. Do đó, chị chấp nhận việc team chị sẽ có những lúc chững lại một chút, nhưng những giá trị về con người phải luôn chuẩn chỉnh.

Vì “People Centricity” là tôn chỉ trong mọi công việc mà chị làm, nên chị rất tự hào khi hiện tại các bạn trong team đều đang làm việc & giải quyết mọi tình huống như vậy. Team chị gồm 26 bạn, với 5 team nhỏ, nhưng chị không hề thấy có bất kỳ sự khác biệt nào trong văn hóa làm việc. Các bạn có thể là bạn đi làm sớm, có bạn đi làm trễ hơn một chút, có những bạn vô cùng kỹ lưỡng, cũng có những bạn dễ tính hơn,... nhưng điểm chung là các bạn luôn có một tinh thần: Your problem is mine (Vấn đề của bạn cũng chính là vấn đề của tôi). Khi có bất kỳ một vấn đề nào đó xảy ra, các bạn luôn đặt việc hỗ trợ lẫn nhau lên hàng đầu. Sự hỗ trợ đó đặc biệt ở chỗ không chỉ giúp giải quyết vấn đề về công việc mà còn giúp những người gặp vấn đề không rơi vào tình cảnh phải đương đầu với khó khăn trong cô độc. Điều này khiến cho mỗi thành viên trong team đều cảm thấy vững tin hơn trong mọi tình huống vì sẽ luôn có những cánh tay sẵn sàng đưa ra để giúp đỡ bạn. Đó cũng chính là điều mà chị luôn cảm thấy tự hào khi nhắc đến team chị.

 

Chị sẽ nói gì khi nói về việc làm Brand ở Home và về việc dẫn dắt team Brand tại Home?

💬 Làm Brand ở Home tuy không phải là một công việc hào nhoáng như khi làm brand ở các công ty khác, nhưng đối với chị, đây là một “beautiful job” (một công việc ý nghĩa), một công việc mà chị cảm nhận được mình đang góp phần giúp hàng triệu người dân Việt Nam thực hiện được dự định của mình.

Làm Brand ở Home giúp chị học được nhiều kỹ năng tuy không phổ biến nhưng lại góp phần quan trọng giúp chị phát triển hơn mỗi ngày. Và trở thành leader của Brand Team tại đây giúp chị hiểu được thực sự “Leadership” là gì, Home chính là nơi chứng kiến sự vấp ngã và lớn lên của chị theo từng ngày, là nơi cho chị những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt hành trình sự nghiệp của mình.